Nên mua xe đạp điện nào tốt, bền và giá rẻ nhất hiện nay?
0
Với thực trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng như hiện nay thì việc sử dụng xe đạp điện để thay thế cho xe máy đang là giải pháp được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn.
Tuy nhiên, để có thể lựa chọn được xe đạp điện nào tốt, mà giá cả lại phải chăng chưa bao giờ là điều dễ dàng. Do đó cũng trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra một số kinh nghiệm và tư vấn giúp bạn lựa chọn được một sản phẩm ưng ý nhất. Rất mong sự đón nhận từ bạn.
Động cơ: là hệ thống mô tơ điện có thiết kế khép kín thường được tích hợp vào bánh sau của xe, vị trí phía bên trông hộp xích và hệ thống truyền động của xe đạp điện. Động cơ này hoạt động dựa vào năng lượng từ pin hoặc acquy, vì được thiết kế liền khối với vành xe nên nó có khả năng chống nước và các tác nhân gây ảnh hưởng của môi trường.
Động cơ của xe đạp điện có 2 loại cơ bản là động cơ có chổi than và không có chổi than, trong đó động cơ có chổi than là loại được phổ biến nhiều hơn nhờ có thiết kế đơn giản, hoạt động mạnh mẽ và rất bền bỉ.
Bình điện: Một bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng và được xem là bộ não của một chiếc xe đạp điện, nơi lưu trữ điện năng có nhiệm vụ cung cấp điện cho động cơ và một số bộ phận khác hoạt động, có 2 loại bình điện chính là bình ắc quy và pin Lithium. Đa phần các dòng xe đời mới hiện nay rất ưa chuộng loại pin Lithium.
Tuổi thọ của bình điện cao hay thấp phụ thuộc vào tần suất sử dụng xe kể từ lúc mới mua xe về và cách sạc pin của người dùng có đúng cách hay không nữa.
Tay ga điều khiển: Giống như tay ga điều khiển của xe máy thì tay ga điều khiển của xe đạp điện cũng được thiết kế ở vị trí tay phải của người sử dụng. Nó hoạt động dựa trên cảm biến từ 3 chân kết hợp cùng với nam châm có dạng hình khuyên, chỉ cần khi người điều khiển vặn tay ga thì cảm biến từ sẽ hoạt động và giúp xe có thể di chuyển được.
Bo mạch điều khiển: Là một hệ thống bo mạch có khả năng bắt tín hiệu từ tay ga điều khiển nhằm đưa ra một mức dòng điện phù hợp để động cơ có thể hoạt động và giúp xe có thể di chuyển được.
Với các dòng xe đạp điện đời mới thì bo mạch này được trang bị thêm nhiều tính năng thông minh như hiển thị các thông số về tốc độ, mức năng lượng…vô cùng tiện lợi.
Bên cạnh đó còn các bộ phận phụ trợ khác như: đèn, xi nhan, còi xe…qua đó cấu thành nên một chiếc xe đạp điện và làm tăng độ an toàn cho người điều khiển.
Nguyên lý hoạt động của xe đạp điện
Khi quan sát xe đạp điện bạn có thể thấy cơ chế vận hành của nó cũng khá đơn giản, người sử dụng chỉ cần vặn tay ga điều khiển là xe đã có thể di chuyển được, tùy thuộc vào góc vặn, vị trí vặn, độ mạnh yếu khi vặn mà xe sẽ di chuyển với những tốc độ khác nhau.
Khi người dùng thực hiện thao tác vặn tay ga tức là lúc này sẽ có một tín hiệu được gửi đến bộ cảm biến tốc độ, bộ cảm biến tốc độ này ngay lập tức xử lý tín hiệu và đưa nguồn điện ra động cơ để động cơ hoạt động, giúp xe có thể chạy được.
Thông thường tốc độ di chuyển của xe đạp điện nhanh hay chậm phụ thuộc hoàn toàn vào công suất mà động cơ đang sở hữu, còn quãng đường di chuyển sẽ do nguồn điện của ắc quy hoặc pin quyết định.
Những lợi ích mà xe đạp điện mang lại
Thiết kế đơn giản, sử dụng dễ dàng: Xe đạp điện là một phương tiện giao thông phù hợp với mọi lứa tuổi từ những em học sinh, những bà nội trợ cho đến những người lớn tuổi. Sự đơn giản, gọn nhẹ và dễ sử dụng là một trong những điểm nổi bật nhất của xe đạp điện, đặc biệt trước vấn nạn ùn tắt giao thông đang một nghiêm trọng như hiện nay.
Mang lại sức khỏe tốt hơn: Nhờ cơ chế hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng điện nên an toàn sức khỏe người sử dụng, ngoài ra bạn còn có thể chuyển đổi chế độ chạy điện sang chế độ chạy cơ như một chiếc xe đạp bình thường vừa tiết kiệm năng lượng vừa rèn luyện sức khỏe, quả đúng là 2 trong 1 phải không các bạn.
Tiết kiệm chi phí: So với xe máy thì chi phí để sở hữu xe đạp điện sẽ rẻ hơn khá nhiều, chưa kể khi mua xe máy bạn sẽ tốn kém thêm nhiều khoảng phụ phí đi kèm và quan trọng hơn là tiết kiệm chi phí vì không phải sử dụng xăng.
Thật ra với mỗi lần sạc một chiếc xe đạp điện chỉ tiêu tốn trung bình khoảng 0,7 kWh tính ra khoảng 1.500 VND nhưng có thể di chuyển được trong một quãng đường dài từ 70-80km. Trong khi cũng với một quãng đường như trên thì một chiếc xe máy tối thiểu cũng đã tốn khoảng 2 lít xăng tính ra khoảng 50.000 VND, như vậy với xe đạp điện chúng ta có thể tiết kiệm chi phí hơn 30 lần so với xe máy.
Sạc điện ở bất cứ đâu: Với việc các dòng xe hiện nay ưa chuộng sử dụng pin sạc dạng rời để thay thế cho ắc quy, giúp bạn có thể dễ dàng tháo rời pin ra để sạc rất tiện dụng mà không phải cố đưa xe vào ổ điện để sạc như khi sử dụng ắc quy nữa.
Có nên mua xe đạp điện hay không
Với nhiều lợi ích mang lại thì việc lựa chọn xe đạp để thay thế cho xe máy đang trở thành một lựa chọn tuyệt vời, nhưng để lựa chọn được một chiếc xe đạp điện tốt phù hợp với nhu cầu thì bạn cần lưu ý một số tiêu chí sau đây.
Tiêu chí để đánh giá xe đạp điện nào tốt
1. Hiểu rõ nhu cầu
Tuy xe đạp điện có khá nhiều ưu điểm và tiện ích nổi bật nhưng không phải ai cũng có nhu cầu sử dụng, do đó trước khi quyết định mua xe đạp điện bạn cần cân nhắc xem việc mua xe đạp điện có phù hợp với nhu cầu bản thân mình hay không.
Đơn giản vì tốc độ tối đa của một chiếc xe đạp điện cùng lắm là 20-30 km/h, mỗi lần sạc đầy thì tối đa cũng di chuyển được 40km, cho nên đối tượng phù hợp nhất ở đây là các em học sinh, một phần nhỏ là các bạn sinh viên vì những đối tượng này có nhu cầu di chuyển không nhiều.
Còn với những người đi làm hay đi công tác xa đòi hỏi tốc độ nhanh và quãng đường di chuyển dài hơn thì việc sử dụng xe đạp điện có lẽ không phải là phương án khả thi cho lắm.
Tiêu chí này được xem là nền tảng đầu tiên mà bạn cần chú ý.
2. Giá xe đạp điện bao nhiêu tiền một chiếc
Sau khi đã xác định xong nhu cầu sử dụng thì ở phần này chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tại xe đạp điện trên thị có giá bao nhiêu một chiếc nhé.
Hiện nay một chiếc xe đạp điện trên thị trường có giá bán dao động từ 6-15 triệu/chiếc. Trong đó các sản phẩm có giá bán từ 8-12 triệu đang là phân khúc rất phổ biến và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Đặc điểm chung của các sản phẩm ở phân khúc này chính là thiết kế đẹp, bắt mắt, kiểu dáng sang trọng, bên cạnh là mức giá phải chăng, không quá cao, đầy đủ chức năng và bỉ bền.
3. Các loại xe đạp điện
Để phân loại xe đạp điện thì người ta thường dựa vào thiết kế xe có hay không có bàn đạp, với những loại xe có thiết kế bàn đạp hay còn gọi là xe máy điện sẽ có công suất cao hơn. Tuy nhiên để sử dụng được thì bắt buộc bạn buộc phải đăng ký với cục đăng kiểm như một khi mua một chiếc xe máy thông thường nên ít người lựa chọn.
Ngược lại loại xe có bàn đạp không tốn thời gian để đăng ký mà bạn có thể sử dụng luôn nên rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn hơn hẳn.
4. Chọn xe đạp điện chạy pin hay ắc quy
Ở phần đầu chúng tôi đã đề cập đến vấn đề này, trong cấu tạo của một chiếc xe đạp điện đương nhiên pin sẽ là bộ phận quan trọng nhất, nên đa số người tiêu dùng khi chọn mua xe đạp điện thường rất quan tâm đến pin của xe.
Nên mua xe chạy bằng ắc quy hay pin luôn là vấn đề đau đầu với người tiêu dùng, mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.
Trước kia thì đa phần các dòng xe đạp điện hay sử dụng ắc quy nhưng những năm gần đây thì các loại xe đạp điện sử dụng pin đã ra đời và đang dần thay thế ắc quy, nguyên nhân là do ắc quy mới di chuyển được một quãng đường chưa tới 30km đã phải sạc nên có tuổi thọ khá thấp chỉ từ 6-12 tháng với khoảng 300-400 lần sạc.
Trong khi so với sử dụng ắc quy thì việc sử dụng pin đặc biệt là công nghệ pin Lithium vừa giúp giảm tối đa trọng lượng vừa nâng cao tuổi thọ của xe với thời gian di chuyển tối đa lên đến 70km. Do đó công nghệ pin Lithium ra đời được xem là bước cải tiến đáng kể.
5. Tải trọng
Có những lúc chúng ta sẽ không di chuyển một mình mà có thể sẽ chở thêm bạn bè hay người thân ở phía sau, vì thế một chiếc xe đạp điện đảm bảo phải có tải trọng trên 130kg. Còn với những xe có tải trọng quá nhỏ sẽ không đảm bảo độ bền đâu nhé.
6. Khả năng chống nước
Nước ta ở trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thường có mưa quanh năm, điều này ảnh hưởng rất lớn không chỉ với xe đạp điện mà cả những thiết bị điện nói chung. Với xe đạp điện bạn nên chọn những mẫu có thiết kế gầm cao, bình điện chứa ắc quy hay pin sạc phải được thiết kế kín để tránh bị nước thấm vào gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của động cơ.
7. Chế độ bảo hành
Sản phẩm mà có thời gian bảo hành lâu sẽ giúp người sử dụng cảm thấy an tâm hơn, theo chúng tôi thấy thì hiện nay trên thị trường các dòng xe đạp điện có thời gian bảo hành dao động từ 2-5 năm.
8. Mua xe đạp điện chính hãng ở đâu
Một số câu hỏi kiểu như mua xe chính hãng ở đâu tốt và giá rẻ. Thật ra hàng chính hãng thì bạn không thể đòi hỏi rẻ được chỉ có những mặt hàng không chính hãng, hàng nhái kém chất lượng thì mới có những cái giá rẻ không tưởng.
Bạn chỉ cần đến những địa chỉ mua hàng uy tín và đáng tin cậy để đặt niềm tin vào, đồng thời tránh những địa chỉ không đáng tin cậy nhé. Nếu bạn ở TPHCM thì có thể vào thegioixechaydien còn nếu bạn đang ở Hà Nội thì có thể đến các đại lý như TenBike hoặc Ngọc Hà để mua.
Ngoài ra còn một giải pháp khác là bạn có thể mua hàng online trên các trang thương mại điện tử uy tín như Lazada hay Adayroi với chi phí thấp hơn và tiết kiệm được thời gian cho bạn.
9. Lưu ý khi mua xe đạp điện cũ
Trường hợp nếu điều kiện kinh tế bạn tương đối eo hẹp thì có thể nghĩ đến giải pháp mua xe cũ với chi phí thấp hơn, tuy nhiên khi mua xe cũ thì bạn cần phải cẩn thận nhiều hơn. Sau đây là một số lưu ý khi chọn mua xe cũ.
Chọn địa chỉ mua xe cũ là điều quan trọng đầu tiên: Kiểm tra xem địa chỉ đó có biển hiệu rõ ràng, có minh bạch và công khai hay không, được nhiều người đánh giá tốt. Thông tin về chủ xe và giấy tờ đầy đủ, giấy bảo hành (nếu còn thời hạn).
Pin và ắc quy: Kiểm tra kỹ càng xem bình ắc quy hay pin sạc có bị phồng kém chất lượng hay không, một số loại có dấu hiệu nắp ắc quy bị ướt, đầu kim loại bị mòn thì bạn không nên chọn.
Lốp và vành xe: Đây chính là phần sẽ phản ánh chính xác nhất chất lượng của xe, một số xe nếu sử dụng lâu năm thì lốp có thể sẽ bị mòn, vành, đũa xe không còn mới có thể bị gỉ sét thì bạn cũng xem xét cẩn thận.
Khung xe: Đa phần các dòng xe đạp điện có khung xe được làm từ chất liệu thép không gỉ và bên ngoài có phủ thêm một lớp phun sơn tĩnh điện nữa nên khá bền, do đó kiểm tra khung xe là việc khá đơn giản, hãy đảm bảo nước sơn vẫn còn mới, chất liệu không bị hoen ố.
Đảm bảo là các bộ phận phụ trợ khác như màn hình điều khiển, còi xe, đèn xe hay xi nhan vẫn hoạt động tốt. Ngoài ra còn khá nhiều yếu tố khác nữa nhưng chỉ cần bạn nắm vững các yếu tố này thôi cũng đã ổn lắm rồi.