8 sự cố, hư hỏng thường gặp khi sử dụng quạt điện và cách tự khắc phục

0
Khi sử dụng trong một thời gian dài có thể xảy ra một số sự cố nhỏ bất ngờ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hôm nay mình xin chia sẻ cho bạn một số sự cố thường gặp khi sử dụng và cách khắc phục nhanh nhất.

 Danh mục
         
1. Quạt không chạy khi đã bật nút nguồn
2. Các nút bấm hoặc công tắc điều chỉnh tốc độ hỏng
3. Tuốc năng chuyển hướng bị gãy
4. Cánh quạt bị rơi ra
5. Tiếng ồn của quạt quá lớn
6. Quạt bị nóng hơn bình thường
7. Quạt bị rung lắc mạnh
8. Quạt quay chậm

1 Quạt không chạy khi đã bật nút nguồn


 Một ngày bạn nhấn nút nguồn bật nhưng không thấy quạt hoạt động. Nguyên nhân của sự cố này có thể là do nguồn điện không đảm bảo, động cơ quá tải hoặc van điều khiển bị hỏng. Khắc phục: Để khắc phục sự cố này, trước hết bạn nên kiểm tra lại nguồn điện, cầu chì, và van điều khiển xem có đóng mở đúng cách chưa. Ngoài ra, có thể kiểm tra điện áp xem có phù hợp hay không. Sau khi xác định chính xác nguyên nhân có thể khắc phục tại chỗ (nếu có thể) hoặc đem đi sửa chữa bên ngoài.

 2. Các nút bấm hoặc công tắc điều chỉnh tốc độ hỏng

 Các nút bấm hoặc công tắc dùng lâu bị chai và có thể bị hỏng nên không bấm hoặc xoay được. Nguyên nhân là do ma sát nhiều trong quá trình sử dụng làm cho phần kim loại chỗ tiếp điện bị mòn, hoặc lâu ngày bị gỉ sét và bám bẩn nên khó tiếp điện. Khắc phục: Để sửa lỗi, hãy dùng bình dầu bôi trơn WD40 để xịt vào các rãnh của các phím, nút bấm để làm sạch gỉ đồng và tẩy các chất bẩn, sau đó ấn nhả các nút nhiều lần cho đến khi được. Nếu là do kim loại chỗ tiếp điện bị bào mòn thì chỉ có thể thay nút mới. Nút bấm không hoạt động có thể do tiếp điện kém


các nút bấm bị hỏng

3 Tuốc năng chuyển hướng bị gãy

 Các tuốc năng (bộ chuyển hướng) chủ yếu dùng bằng nhựa nên khi dùng lâu và dùng lực quá mạnh rất dễ bị tuột ra hoặc gãy. Khắc phục: Đối với trường hợp này, cách duy nhất là tra dầu mỡ bôi trơn các bánh răng bên trong sau đó mua cái vỏ nhựa tuốc năng mới lắp vào. Nếu không có thể thay luôn bộ tuốc năng. Tuốc năng của quạt rất dễ gãy .Quạt thông thường có 2 loại tút năng là tút năng kiểu dùng ngay chính trục của quạt và bánh xe nhựa để sau đít quạt để truyền lực trực tiếp từ chuyển động của trục quạt sang chuyển động quay đi quay lại mát xung quanh .Những tút năng kiểu này khi tắt quạt ta có thể điều chỉnh vị trí cho đứng yên bằng tay (xoay quạt qua lại rồi rút tút năng lên (nhấc bánh xe nhựa không cho tiếp xúc với trục quạt ) nên tút năng không còn tác dụng nữa.  Nhưng thực tế người sử dụng thường chỉnh tút năng khi quạt đang chạy dẫn đến trường hợp quạt nhanh hỏng tút năng Nhưng những quạt mới gần đây thường trang bị tút lăng là mô tơ các bạn có thể tham khảo ở đây  ta điều chỉnh tút năng bằng cách bật tắt mô tơ  này . mô tơ này dễ thay thế nhưng nó có 1 nhược điểm  là khi tháo quạt ra để lau chùi các bạn nhớ là đừng có dùng lực mạnh  do không biết hay vô ý để bầu quạt chạm mặt sàn còn lồng cánh chổng lên trên điều này tạo thành 1 ngẫu lực làm xoay mô tơ này dẫn đến hỏng mô tơ


 4 Cánh quạt bị rơi ra

Cánh quạt tra vào động cơ quạt bằng một trục quay dạng xoắn ốc. Nếu sử dụng lâu, ma sát khi cánh quạt quay có thể làm cho trục quay bị mòn nên không giữ được cánh quạt. và khi lực quay quá lớn làm cánh bị rơi ra khỏi trục. Khắc phục: Sự cố này chỉ có thể giải quyết triệt để bằng cách thay trục quay. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi có tay nghề, bạn nên đem ra cửa hàng chuyên nghiệp bên ngoài để sửa chữa. Trục quay bị mòn là nguyên nhân làm cánh quạt bị rơi




 5 Tiếng ồn của quạt quá lớn

Nếu quạt có tiếng ồn quá lớn thì nguyên nhân có thể là do ma sát giữa trục quay với bạc thau của máy gây ra tiếng ồn. Để khắc phục cần tháo động cơ ra và tra dầu bôi trơn vào các vòng bi rồi thử lại.

 6 Quạt bị nóng hơn bình thường

Đây là trường hợp khá phổ biến, nguyên nhân có thể do sử dụng quạt ở tốc độ tối đa trong thời gian liên tục quá lâu hoặc do mô-tơ quạt bị khô làm cho sự ma sát khi quay quá lớn gây ra tác dụng nhiệt. Để làm cho quạt bớt nóng, cần lưu ý không nên sử dụng quạt ở tốc độ tối đa trong một khoảng thời gian dài. Tháo mô-tơ quạt và dùng dầu bôi trơn cho động cơ. Động cơ quạt bị nóng nếu thường xuyên sử dụng công suất tối đa

  Quạt bị rung lắc mạnh

Các loại quạt đứng, quạt lửng có thể bị rung lắc sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân chủ yếu là do các ốc vít vặn, các khớp nối bị lỏng hoặc quạt được điều chỉnh ở độ cao không thích hợp. Khắc phục: Lỗi này dễ dàng giải quyết bằng cách kiểm tra và vít lại các ốc vặn hoặc khớp nối cho chặt, không nên điều chỉnh quạt quá cao hoặc chạy với tốc độ tối đa trong thời gian dài. Quạt quá cao rất dễ bị rung lắc

  8. quạt quay chậm

Quạt chạy chậm có thể do bụi bám, khô dầu, hư bạc đạn hoặc điện trở thay đổi làm cho tụ điện bị hỏng. Khắc phục:
Đầu tiên thử dùng tay quay cánh quạt xem có bị mắc kẹt ở đâu không, nếu bị mắc kẹt thì vệ sinh lại trục vít, kiểm tra đồng dầu bằng cách nhỏ ít dầu vào trục của quạt để  hoặc thay bi mới nếu có hư hỏng. Nếu vẫn chậm thì thứ nhất  ta sẽ kiểm tra  tụ bằng cách  quan sát tụ quạt có bình thường không hay là có phồng  rộp nếu không thì  ta sẽ kiểm tra tụ bằng cách cắm 2 đầu cực tụ vào ổ cắm ( nạp điện cho tụ ) rồi rút tụ ra sau đó dí 2 đầu cực tụ vào nhau nếu có tiếng xẹt lớn thì tụ còn tốt (do khả năng phóng điện ), còn nếu tiếng xẹt nhỏ thì tụ dùng lâu có thể  bị khô , chai rồi  nên thay tụ vì chỉ khoảng 10 ngàn 1 cái thôi.
Nếu quạt vẫn chậm , trục có vẻ trơn tru nhưng máy nhanh nóng . Nếu có đồng hồ vạn năng mà đo  thì bạn có thể phát hiện ra  cùng 1  lại quạt mình ví dụ quạt điện cơ cái loại kích cỡ thông dụng nhất thì thường có điện trở dây quạt là 850 ôm (bạn đo bằng cách đo 2 dây trong số 3 dây đầu ra của quạt bằng cách lấy giá trị của lần đo cao nhất) . Khi bạn đo bạn sẽ thấy giá trị của quạt chỉ còn chừng 650 ôm như vậy có thể khẳng định quạt đã chập 1 số vòng dây nguyên nhân có thể quạt hoạt  động suốt ngày , lâu không nhỏ dầu , quạt sẽ nóng nhiều hơn , hoặc chất lượng dây , do quấn  không đảm bảo nên dẫn đến chập 1 số vòng dây
   

0 nhận xét:

Đánh giá nên mua quạt tích điện loại nào tốt nhất hiện nay – 2019

0


Nội dung chính của bài viết

Quạt tích điện

quạt tích điện là gì?


Quạt tích điện hay quạt sạc hoặc quạt lưu điện là một thiết bị làm mát và chống nắng nóng hiệu quả nhất hiện nay, nhờ cơ chế hoạt động được ngay cả khi mất điện.

Về cơ bản có cấu tạo tương tự như các loại quạt thông thường với nhiều thiết kế và kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên điểm mà quạt tích điện khác với biệt với quạt điện thông thường chính là bộ tích điện (hay ắc quy), bộ ắc quy này sở hữu nguồn điện khác nhau dao động từ 6-25V có khả năng hoạt động ngay cả khi không có điện.




Để biết quạt có tốt không phải dùng qua một thời gian mới biết được. Không thể nhận biết sau khi quan sát sản phẩm nếu không căn cứ vào xuất xứ của hàng sản xuất quạt uy tín đã được nhiều người sử dụng thông tin lại.

Do đó các bạn nên chọn các hãng sản xuất có tên tuổi đã có trên thị trường lâu năm. Hàng Trung Quốc thì có  SuncaPanasonic…. Hàng liên doanh thì có Legi, Alpha, Tiross … thì giá khá cao nhưng chất lượng hơn hẳn. Hàng Việt Nam có Sunhouse, ,….cân bằng giữa giá cả và chất lượng, thẩm mĩ. Thực tế, giá của quạt Việt Nam rẻ gần một nửa so với những loại quạt nhập khẩu.
Quạt tích điện 

hay còn gọi là quạt sạc là giải pháp cực kỳ thú vị trong thời tiết ngày càng nóng bức ở nước ta hiện nay, đặc biệt là khi mà tình trạng mất điện khi mùa hè đến vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại quạt tích điện với mẫu mã và giá thành phong phú, có thể khiến bạn cảm thấy băn khoăn khi lựa chọn. Bài viết này sẽ tập trung vào việc đánh giá nên mua quạt tích điện loại nào tót  nhất hiện nay – 2019.
Để đánh giá quạt tích điện nào đó có tốt không cho bạn, chúng ta cần có các tiêu chí nhất định để có thể đánh giá một cách chính xác nhất. Dưới đây, chúng tôi sẽ điểm qua các tiêu chí để lựa chọn và đánh giá quan trọng nhất khi mua quạt tích điện.


Chủng loại

Bạn có thể bắt gặp nhiều kiểu dáng thiết kế khác nhau của một chiếc quạt tích điện hay còn gọi là quạt sạc, nhưng chúng đều thuộc một trong hai loại là quạt tích điện thông thường và quạt tích điện mini (còn gọi là quạt tích điện USB).

Quạt tích điện mini

Đây là loại quạt tích điện mini thích hợp cho dân văn phòng và những người hay làm việc với máy tính, vì nguồn năng lượng của nó là bằng cách cắm vào ổ USB của máy tính. Loại quạt sạc này có công suất khá nhỏ và khả năng làm mát của nó cũng hạn chế, tuy vậy, trong thời tiết nóng bức và mất điện thì chiếc quạt này đôi khi trở nên vô cùng lợi hại.

Quạt tích điện thường

Đây là loại quạt giống như quạt thông thường nhưng được trang bị thêm pin hoặc ắc-quy để nạp điện khi cắm điện. Đến khi mất điện thì quạt sẽ chạy bằng bằng pin hoặc ắc-quy trong một khoảng thời gian nhất định tùy vào công suất pin của nó. So với quạt tích điện mini thì quạt tích điện thường làm mát rộng hơn, giá thành cao hơn.

Mức giá để sở hữu quạt tích điện hiện nay tương đối rẻ dao động từ 500K cho đến 1,5 triệu, ngoại trừ một số dòng cao cấp như quạt sạc điện Sunhouse do có nhiều chức năng, chẳng hạn như chức năng phun sương nên giá thành đôi khi sẽ cao hơn một chút. Tuy nhiên chúng ta cũng không cần thiết phải cần đến những tính năng này làm gì.
Chất liệu là yếu tố cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người sử dụng. Khi chọn mua quạt bạn nên chọn những loại có cánh và lồng quạt được làm từ chất liệu là nhựa cao cấp như ABS sẽ rất bền bỉ, an toàn và không độc hại đến sức khỏe người sử dụng.
Công suất của quạt tích điện mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là công suất pin/ắc-quy của nó. Không giống như một chiếc quạt thông thường, công suất quan trọng nhất của quạt tích điện nằm ở công suất lưu trữ điện năng của nó. Bạn chắc hẳn không muốn một chiếc quạt tích điện chỉ có thể chạy được 10 phút sau khi mất điện.
Một số loại quạt tích điện tốt hiện nay cho phép quạt chạy tới 5-6 tiếng sau khi mất điện, tuy vậy giá thành của những mẫu quạt này cũng cao hơn so với loại bình thường.
Quạt tích điện có thể được trang bị thêm các tính năng như đèn chiếu sáng, hẹn giờ, báo thức, phát nhạc…tuy nhiên nếu bạn chỉ muốn một chiếc quạt để làm mát khi mất điện thì các tính năng này hầu như không phát huy tác dụng. Hơn nữa, càng nhiều chức năng thì càng giảm thời gian chạy của quạt cũng như dễ hỏng hóc hơn.
Đa phần các dòng quạt tích điện hiện có trên thị trường có thời gian bảo hành trung bình khoảng 12 tháng, một mức thời gian bảo hành tương đối ổn.
Mời bạn tham khảo   quạt panasonic
 quạt panasonic

 Giá thành

Quạt tích điện mini có giá thành khá rẻ, chỉ từ một đến vài trăm nghìn đồng, thậm chí có loại giá chỉ vài chục nghìn đồng.
Với quạt tích điện thường thì giá thành của nó sẽ rơi vào khoảng năm trăm nghìn đến 3 triệu đồng. Thông thường, hầu hết người mua đều hài lòng với một chiếc quạt tích điện có giá trên dưới 1 triệu đồng. Quạt tích điện giá cao nhất là loại có chức năng phun sương, bạn cần đánh giá điều kiện sử dụng cụ thể nếu chọn mua loại quạt này.

Công suất

Công suất của quạt tích điện mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là công suất pin/ắc-quy của nó. Không giống như một chiếc quạt thông thường, công suất quan trọng nhất của quạt tích điện nằm ở công suất lưu trữ điện năng của nó. Bạn chắc hẳn không muốn một chiếc quạt tích điện chỉ có thể chạy được 10 phút sau khi mất điện.
Một số loại quạt tích điện tốt hiện nay cho phép quạt chạy tới 5-6 tiếng sau khi mất điện, tuy vậy giá thành của những mẫu quạt này cũng cao hơn so với loại bình thường.

 Thời gian sản xuất

Năm sản xuất cũng là một điểm quan trọng đối với một sản phẩm như quạt tích điện, nguyên nhân là do mỗi năm các nhà sản xuất đều đưa ra các mẫu mã mới nhất cho năm đó, đôi khi có những cải tiến nhất định. Vì vậy, để mua quạt tích điện tốt nhất thì bạn sẽ chọn mẫu mã của năm đó, ngược lại, các mẫu mã của các năm trước thường có nhiều khuyến mại, giảm giá hơn.

 Hãng sản xuất

Giống như nhiều mặt hàng gia dụng khác, lựa chọn quạt tích điện chính hãng của công ty sản xuất lớn sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro mua phải hàng lỗi, hàng kém chất lượng. Hiện nay có khá nhiều thương hiệu nổi tiếng sản xuất quạt tích điện lớn để bạn có thể lựa chọn.
Với quạt tích điện mini thì hầu hết đều được sản xuất tại Trung Quốc hoặc Việt Nam. Do giá thành rẻ, thiết kế đơn giản nên không có nhiều thương hiệu lớn cung cấp mặt hàng này.

Quạt tích điện Sunhouse

Quạt tích điện Sunhouse là thương hiệu nổi tiếng nhất hiện nay, với một số mẫu mã bán chạy như Sunhouse SH712 giá  khoảng 750 nghìn đồng   Quạt sạc Sunhouse thường có thêm chức năng đèn, được thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, vận hành ổn định.
Thời gian sử dụng khi sạc đầy của quạt tích điện Sunhouse là từ 3 đến 5 tiếng, tùy vào việc lựa chọn tốc độ gió.
Thời gian bảo hành của quạt tích điện Sunhouse là 12 tháng.
các bạn có thể xem thêm quạt sunhouse tại đây


Quạt tích điện Sunca

Quạt tích điện Sunca cũng là một lựa chọn tốt khi mà giá thành của nó thấp hơn một chút so với sản phẩm tương tự của Sunhouse. Điểm khác biệt nữa là quạt sạc Sunca thường là loại quạt hộp có thể quay 180 độ.
Quạt tích điện Sunca cho phép chạy quạt khoảng 4 tiếng sau khi sạc đầy, tuy vậy, có một số khách hàng phản ánh rằng thời gian chạy quạt có thể không đạt 4 tiếng. Một số người dùng khác cho rằng thời gian chạy của quạt giảm đáng kể sau 1 năm sử dụng. Mẫu mã bán chạy của quạt tích điện Sunca là Quạt sạc tích điện Sunca SF292A (Trắng).
quạt tích điện sunca có tốt không

Quạt tích điện Panasonic

Là sản phẩm của thương hiệu lớn nên quạt sạc Panasonic cũng có chất lượng khá tốt, giá thành ở mức trung bình thấp. Đặc biệt, quạt sạc Panasonic khi còn mới cho thời gian sử dụng sau khi sạc đầy lên tới 8h, đủ để bạn và gia đình có một đêm ngon giấc ngay cả khi mất điện. Model nổi tiếng nhất hiện nay là quạt sạc Panasonic 6969.
quạt tích điện panasonic có tốt không


Quạt tích điện Legi

Quạt tích điện Legi cũng là một sản phẩm khá hot hiện nay, khi mà sản phẩm mang thương hiệu Hàn Quốc này được nhiều đơn vị bán hàng nhập về và quảng cáo rầm rộ. Giá thành của quạt sạc Legi cũng khá cạnh tranh so với sản phẩm tương tự của các hãng khác.
Quạt tích điện Legi thường có thiết kế hình vuông, thời gian chạy khi sạc đầy là từ 2.5 đến 8h tùy vào tốc độ gió. Mẫu mã bán chạy nhất của thương hiệu này là Quạt sạc Legi LG2912 (Trắng) và Quạt sạc Legi LG2712 (Trắng).
quạt tích điện legi có tốt không

Quạt tích điện Asia

Quạt tích điện Asia cũng là một lựa chọn không tồi khi mà nó có thời gian bảo hành là 24 tháng, thời gian chạy sau khi sạc đầy lên tới 8-10 tiếng nếu chạy ở tốc độ gió thấp. Ngoài ra, đây là thương hiệu của Việt Nam nên bạn có thể khá yên tâm về vấn đề sửa chữa hay bảo hành.
Quạt tích điện Asia được nhiều khách hàng đánh giá là an toàn, dễ sử dụng. Mẫu mã nổi tiếng nhất của thương hiệu nay là quạt sạc Asia QS-1001.
quạt tích điện asia có tốt không

Quạt tích điện Saiko

Quạt tích điện Saiko cũng là một lựa chọn tốt cho bạn với model nổi tiếng nhất là Saiko RF-930. Thời gian sử dụng ở tốc độ nhanh là 6h và tốc độ chậm là 9h. Cần lưu ý rằng thời gian này sẽ giảm dần trong quá trình sử dụng.
Khác với những loại trên, quạt tích điện Saiko RF-930 là loại quạt đứng, có thể quay hai chiều trước và sau, có điều khiển từ xa,  thời gian bảo hành là 18 tháng.
quạt tích điện saiko có tốt không

Quạt tích điện Goldsun

Quạt tích điện Goldsun có thiết kế tương tự như quạt tích điện Asia, trong đó model nổi tiếng nhất của hãng là Quạt sạc Goldsun RF-GPLF8. Sản phẩm quạt sạc Asia được nhiều khách hàng đánh giá là thiết kế sang trọng, hiện đại, làm mát tốt. Đặc biệt, đây là loại quạt được tích hợp thêm đài FM, phù hợp với người cao tuổi, người thích nghe FM.
quạt tích điện goldsun có tốt không
Tham khảo quạt sạc bán chạy tại Shopee

Quạt tích điện Kentom

Quạt tích điện Kentom cũng là một thương hiệu khá quen thuộc, và đặc biệt đây là loại quạt được sản xuất tại Việt Nam. Hai mẫu mã nổi tiếng nhất của quạt sạc Kentom là Kentom KT9100, KT9200 và KT9300. Với thiết kế dạng hộp gọn nhệ, loại quạt này thích hợp khi bạn cần mang theo đi du lịch đến những nơi không có nguồn điện.
Quạt tích điện Kentom có thời gian bảo hành 6 tháng, giá thành khá vừa túi tiền người tiêu dùng.
quạt tích điện Kentom có tốt không

Quạt tích điện Senko

Quạt tích điện Senko cũng là một lựa chọn thương hiệu thuần Việt khá tốt hiện nay, từng nhận chứng nhận 5 sao về tiết kiệm năng lượng. Hai mẫu mã nổi tiếng nhất của thương hiệu này là Senko XTC-168B và Senko XTC-588B. Quạt sạc Senko gồm hai ắc-quy, có điều khiển từ xa, có chế độ bảo vệ an toàn.
Thời gian vận hành bằng ắc-quy của quạt sạc Senko là 6-7 tiếng, thời gian bảo hành là 1 tháng.
quạt tích điện Senko có tốt không

Ngoài các loại quạt sạc như đã nên trên, chúng ta còn biết đến một số loại và thương hiệu khác như quạt sạc mini, quạt sạc Hongkong Electronics, Huy Tuấn, Vococal, USA Store, IFAN, Giatot126, Giá Hot Nhất, LaLang, Nam Phong, Kamisafe, Fiamma Shop, Clever Mart, Gex…

0 nhận xét:

Động cơ giảm tốc là gì ?

0

Động cơ giảm tốc là gì , mô tơ giảm tốc có gì khác so với hộp giảm tốc ? khái niệm hộp giảm tốc là gì ?

Động cơ giảm tốc là gì? Motor giảm tốc có gì khác so với hộp giảm tốc?

Nhiều bạn thắc mắc không biết động cơ giảm tốc là gì?  nó hoạt động như thế nào? Motor giảm tốc khác gì so với hộp giảm tốc?.... Hôm nay, Nam Trung sẽ giới thiệu khái quát về động cơ giảm tốc để giúp các bạn có cái nhìn khách quan hơn về động cơ giảm tốc cũng như các vấn đề liên quan đến giảm tốc.
Ngay bản thân tên gọi Động cơ giảm tốc đã giúp chúng ta có hể hình dung được nó là như thế nào, bao gồm cái gì và đoán được sơ bộ chức năng của nó là gì đúng không ạ?

Thật ra Động cơ giảm tốc = Động cơ điện + Hộp Giảm tốc

Tìm hiểu về động cơ điện trước nhé:

Cụ thể hơn là động cơ điện xoay chiều, vậy thế nào là động cơ điện xoay chiều?  đơn giảm nó là động cơ điện hoạt động với dòng điện xoay chiều,

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện xoay chiều:


Hình ảnh thực tế minh họa cấu tạo của động cơ điện

Cấu tạo của động cơ điện gồm 2 phần chính là Stato (phần đứng yên) và Roto (Phần quay). Stato gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay còn Roto có dạng hình trụ đóng vai trò như một cuộn dây quấn trên lõi thép.
Nguyên lý hoạt động khi mắc động cơ vào mạng xoay chiều, từ trường quay do stato chính là nguyên nhân làm quay roto trên trục. Chuyển động quay của roto được trục máy truyền ra ngoài  để vận hành các máy công cụ hoặc các cơ cấu chuyển động khác.
Phân loại động cơ điện được sản xuất với nhiều kiểu và công suất để đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của từng ứng dụng cụ thể. Nếu dựa trên sơ đồ nối điện có thể chia làm hai loại: động cơ điện 3 pha và động cơ điện 1 pha, còn nếu dựa trên tốc độ thì cũng chia làm hai loại là động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ.
Trong bài này, Nam Trung chỉ giới thiệu với các bạn động cơ điện xoay chiều 3 pha vì tính phổ biến của nó trên thị trường.
Từ trường quay được tạo ra bằng cách cho dòng điện ba pha chạy vào ba nam châm điện đặt lệch nhau trên một vòng tròn. Cách bố trí các cuộn dây tương tự như trong máy phát điện ba pha, nhưng trong động cơ điện người ta đưa dòng điện từ ngoài vào các cuộn dây 1, 2, 3.
Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện xoay chiều 3 pha tương tự như đã nguyên lý hoạt động của động cơ điện xoay chiều (đã giới thiệu ở trên).
 Tiếp theo sẽ là hộp giảm tốc
Chỉ nghe cái tên hộp giảm tốc thôi thì chúng ta cũng có thể tưởng tượng được nó là gì rồi phải không nào? Nhìn hình trên có thể hiểu một các đơn giản hộp giảm tốc là một cái hộp bên trong chứa bộ truyền động sử dụng bánh răng, trục vít… để làm giảm tốc độ vòng quay (không phải là tốc độ dài nhé các bạn)
Hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động ăn khớp trực tiếp, có tỷ số truyền không đổi, được dùng để giảm vận tốc góc, tăng  momen xoắn và là bộ phận trung gian giữa động cơ điện với bộ phận làm việc của máy công tác (nghĩa là 1 đầu hộp giảm tốc nối với động cơ như truyền động bằng xích, đai hoặc nối cứng. Đầu còn lại của hộp giảm tốc nối với tải (xích, đai, nối cứng)
Nhiệm vụ của Hộp giảm tốc là làm gì?
Các bạn có thể hiểu rằng, người ta sản xuất ra cái gì cũng sẽ có một mục đích riêng, nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó...tóm lại là có lý do hẵn hoi. Chúng ta cùng làm rõ lý do đó nhé.
Cái chúng ta mong muốn là số vòng quay của trục ra hộp giảm tốc nhỏ thiết nghĩ tại sao người ta không chế tạo ra động cơ có số vòng quay nhỏ như yêu cầu thực tế luôn, chế tạo thêm hộp giảm tốc làm gì cho phức tạp. Chính xác mà nói nếu chế tạo động cơ điện như vậy thì rất phức tạp và giá thành chính vì thế bị đội lên rất nhiều. trong khi với chi phí ít hơn chúng ta dễ dàng lắp thêm hộp giảm tốc lên động cơ điện để thay đổi số vòng ra của trục quay linh hoạt hơn nhiều. Thêm một yếu tố nữa: bạn rất khó để có thể tạo ra động cơ điện có momen xoắn và số vòng quay theo ý muốn. Người ta gọi đấy là tỷ số truyền.
Phân loại hộp giảm tốc
Nếu dựa trên tỷ só truyền chung của hộp giảm tốc có thể chia làm hộp giảm tốc một cấp và hộp giảm tốc nhiều cấp. Mặc khác nếu dựa theo loại truyền động trong hộp giảm tốc có thể phân ra:
  • Hộp giảm tốc bánh răng trụ: khai triển, phân đôi, đồng trục.
  • Hộp giảm tốc bánh răng côn hoặc côn - trụ.
  • Hộp giảm tốc trục vít - bánh răng.
  • Hộp giảm tốc bánh răng – trục vít. Ở đây ta thiết kế một hộp giảm tốc 2 cấp + một bộ truyền ngoài.
Nguyên tắc hoạt động của hộp giảm tốc:
Thông thường hộp giảm tốc thường là một hệ bánh răng thường, gồm nhiều bánh răng thẳng hoặc răng nghiêng lần lượt ăn khớp với nhau theo đúng tỷ số truyền và momen quay đã thiết kế để lấy ra vòng quay cần thiết. Cũng có một hộp giảm tốc không sài hệ bánh răng vi sai hoặc hệ bánh răng hành tinh. Với hộp giảm tốc loại này thì kích thước sẽ nhỏ, gọn và chịu lực làm việc lớn. Tùy vào điều kiện làm việc và tính toán thì người ta sẽ thiết kế 1 hộp giảm tốc phù hợp với công việc.
Khi nào cần dùng hộp giảm tốc? khi người ta cần 1 số vòng quay trong 1 phút mà không có động cơ nào đáp ứng được thì người ta sẽ dùng đến hộp giảm tốc.
Hy vọng với những chia sẽ ngắn gọn trên đây sẽ phần nào giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về động cơ giảm tốc và những vấn đề liên quan đến nó. Trong những bài tiếp sẽ sẽ cập nhật đầy đủ, chi tiết từng phần hơn nữa, nếu các bạn quan tâm vui lòng đón đọc nhé.
Nếu bạn thấy bài viết trên là bổ ích làm ơn nhất nút like facebook bên dưới, + google Plus, và chia sẽ bài viết lên tường của mình để giữ đọc khi cần nhé.

0 nhận xét:

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN BIỆT CÁC LOẠI ACQUY

0
Hiểu về công nghệ  Acquy AGM Gel (AGM GEL) là gì ?


    Gel cũng không phải là “khô”. Thực ra Gel cũng là dòng kín khí. Tuy nhiên, cấu tạo của dòng acquy này có khác với các dòng AGM VRLA kín khí. Thông thường ở chỗ, phần trên của dung dịch acid Sunfuric trong acquy được phủ thêm một lớp Gel. Gel có tác dụng làm giảm tiến độ ăn mòn trong quá trình vận hành của acquy và Gel cũng giúp ngăn chặn rất hiệu quả quá trình bay hơi của dung dịch (Acquy cạn dịch thì không thể hoạt động được; quá trình bay hơi của dung dịch càng chậm thì tuổi thọ của acquy càng lâu). Do vậy, tuổi thọ của acquy cũng sẽ tăng lên tương ứng. Dòng sản phẩm này được thiết kế đặc thù cho ngành viễn thông, tấm năng lượng mặt trời (solar system), hoặc những nơi có yêu cầu khắt khe về sự ổn định, độ bền cao nhất.

Phân biệt các loại acquy và công dụng của từng loại sản phẩm: 
a. Acquy “châm nước”: 
    Người dùng phải “châm nước” (bảo dưỡng) thường xuyên mỗi khi acquy cạn dung dịch. Nếu không châm dung dịch acid kịp thời, acquy sẽ mất khả năng tích điện, phóng điện và thậm chí là bị phù (trương), hỏng. Khi charge, dung dịch bên trong acquy thường bốc mùi rất khó chịu và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Khi đặt sai vị trí (nghiêng, sấp, …), dung dịch trong acquy sẽ thoát ra ngoài. Vì những yếu điểm đó mà dòng acquy này thường chỉ được dùng trong những môi trường ngoài trời (outdoor) như dùng để khởi động động cơ, máy phát, xe tải, ô tô…
b. Acquy miễn bảo dưỡng (MF – Maintainence Free): 
    Miễn bảo dưỡng có nghĩa là người dùng không cần phải can thiệp bằng cách châm nước như dòng sản phẩm 1). Đối với dòng sản phẩm này, khi charge khí vẫn thoát ra ngoài nhưng ít hơn dòng sản phẩm châm nước; khi để không đúng vị trí (nghiêng, sấp, …) thì dung dịch bên trong acquy sẽ thoát ra ngoài. Dòng sản phẩm này được thiết kế hầu hết cho mục đích “khởi động” hay còn gọi là “kích điện” – điều này thể hiện ở hai cực của acquy (thông thường hai cực của dòng sp này được thiết kế theo dạng tròn và rất lớn – vì khi kích điện, ví dụ cho xe tải, xe ô tô, máy phát, … acquy cần phóng một lượng điện cực lớn trong một khoảng thời gian rất ngắn để khởi động động cơ).
c. Acquy kín khí (AGM VRLA – Absorbent Glass Mat/ Valve Regulated Lead Acid):
   Có lẽ thuật ngữ “acquy kín khí” là chính xác nhất để đặt tên cho dòng sản phẩm này (vì kín khí tức là khí không thể thoát ra ngoài; một khi khí không thoát được thì dung dịch trong acquy cũng không thể “lọt” ra ngoài được ở tất cả các tư thế khác nhau). Chúng ta cùng thống nhất tên gọi như thế nhé – Acquy Kín khí. Hai cực dương âm của các sản phẩm thuộc dòng này thường được thiết kế rất mảnh mai. Điều này là dễ hiểu, vì acquy này không dùng cho mục đích khởi động mà là dùng cho những môi trường cần dòng phóng ổn định và duy trì dòng phóng trong một khoảng thời gian dài. Dòng sản phẩm này được thiết kế rất đa dạng cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ Bộ tích điện (UPS), Inverter, telecom, electrical utilities, xe điện, cửa, báo cháy, an ninh, …. Nhà sản xuất chuyên nghiệp thường chia dòng sản phẩm này thành những phân cấp đặc thù cho những mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ, với bộ tích điện (UPS), có thể cả tháng hoặc hơn thế UPS mới phải “làm việc” 1 lần; Tuy nhiên, với xe đạp điện/ xe điện, acquy sẽ phải “cõng” chủ nhân của nó 07 ngày/ 1 tuần. Điều kiện làm việc của acquy dùng cho hệ thống solar cũng tương tự như xe điện (mật độ làm việc gần như theo chu kỳ một ngày). Nếu bạn lấy một sản phẩm dùng cho UPS đem gắn vào cho xe đạp điện thì quả thật … sai lầm to. Nhưng ngược lại, bạn lấy một sản phẩm acquy được thiết kế cho xe điện đem gắn vào UPS thì lại là lựa chọn “sáng suốt”. 
d. Acquy AGM Gel (AGM GEL): 

    AGM Gel cũng không phải là “khô”. Thực ra AGM Gel cũng là dòng kín khí. Tuy nhiên, cấu tạo của dòng acquy này có khác với các dòng AGM VRLA kín khí (3) thông thường ở chỗ, phần trên của dung dịch acid Sunfuric trong acquy được phủ thêm một lớp Gel, có tác dụng làm giảm tiến độ ăn mòn trong quá trình vận hành của acquy và cũng giúp ngăn chặn rất hiệu quả quá trình bay hơi của dung dịch (Acquy cạn dịch thì không thể hoạt động được; quá trình bay hơi của dung dịch càng chậm thì tuổi thọ của acquy càng lâu). Do vậy, tuổi thọ của acquy cũng sẽ tăng lên tương ứng.
e. Acquy 100% Gel:  
   Đây mới đích thị là acquy Gel và có thể gọi là “khô” đúng nghĩa – Gel 100%. Nếu bạn là người có yêu cầu cao về độ bền, tuổi thọ, môi trường “sạch” thì Gel là sự lựa chọn tối ưu.
•    Ắc quy công nghệ GEL được thiết kế với tấm cách PVC – SiO2 có cấu tạo siêu thẩm thấu.
•    Dung dịch điện phân là một hỗn hợp axit kết hợp với oxit silic, tạo thành loại dung dịch điện phân dưới dạng cô đặc.
•    Bản cực là một thành phần hóa học đặc biệt cho phép tuổi thọ và chu kỳ xả sâu cao hơn 50% so với ắc quy AGM.

•    Có khả nặng phục hồi tốt dung lượng sau quá trình phóng xả sâu .

0 nhận xét:

Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 1 chiều

0

Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 1 chiều


Stator của động cơ điện 1 chiều thường là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu, hay nam châm điện, rotor có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện một chiều, 1 phần quan trọng khác của động cơ điện 1 chiều là bộ phận chỉnh lưu, nó có nhiệm vụ là đổi chiều dòng điện trong khi chuyển động quay của rotor là liên tục. Thông thường bộ phận này gồm có một bộ cổ góp và một bộ chổi than tiếp xúc với cổ góp.
nguyen-tac-hoat-dong-dong-co-dien-1-chieu

Nếu trục của một động cơ điện một chiều được kéo bằng 1 lực ngoài, động cơ sẽ hoạt động như một máy phát điện một chiều, và tạo ra một sức điện động cảm ứng Electromotive force (EMF). Khi vận hành bình thường, rotor khi quay sẽ phát ra một điện áp gọi là sức phản điện động counter-EMF (CEMF) hoặc sức điện độngđối kháng, vì nó đối kháng lại điện áp bên ngoài đặt vào động cơ. Sức điện động này tương tự như sức điện động phát ra khi động cơ được sử dụng như một máy phát điện (như lúc ta nối một điện trở tải vào đầu ra của động cơ, và kéo trục động cơ bằng một ngẫu lực bên ngoài).
Như vậy điện áp đặt trên động cơ bao gồm 2 thành phần: sức phản điện động, và điện áp giáng tạo ra do điện trở nội của các cuộn dây phần ứng. Dòng điện chạy qua động cơ được tính theo biều thức sau:
I = (V nguồn − V phandiendong ) / Rphanung
Công suất cơ mà động cơ đưa ra được, được tính bằng:
P = I * V PhanDienDong

Cơ chế sinh lực quay của động cơ điện một chiều

Khi có một dòng điện chạy qua cuộn dây quấn xung quanh một lõi sắt non, cạnh phía bên cực dương sẽ bị tác động bởi một lực hướng lên, trong khi cạnh đối diện lại bị tác động bằng một lực hướng xuống theo nguyên lý bàn tay trái của Fleming. Các lực này gây tác động quay lên cuộn dây, và làm cho rotor quay. Để làm cho rô to quay liên tục và đúng chiều, một bộ cổ góp điện sẽ làm chuyển mạch dòng điện sau mỗi vị trí ứng với 1/2 chu kỳ. Chỉ có vấn đề là khi mặt của cuộn dây song song với các đường sức từ trường. Nghĩa là lực quay của động cơ bằng 0 khi cuộn dây lệch 90o  so với phương ban đầu của nó, khi đó Rô to sẽ quay theo quán tính.
Trong các máy điện một chiều lớn, người ta có nhiều cuộn dây nối ra nhiều phiến góp khác nhau trên cổ góp. Nhờ vậy dòng điện và lực quay được liên tục và hầu như không bị thay đổi theo các vị trí khác nhau của Rô to.
  1. Phương trình cơ bản của động cơ 1 chiều:
            E= K Φ.omega          (1)
             V= E+Rư.Iư                (2)
             M= K Φ Iư                  (3)
Với:
          – Φ: Từ thông trên mỗi cực( Wb)
          – Iư: dòng điện phần ứng (A)
          – V : Điện áp phần ứng (V)
          – Rư: Điện trở phần ứng (Ohm)
          – omega : tốc độ động cơ(rad/s)
          – M : moment động cơ (Nm)
          – K: hằng số, phụ thuộc cấu trúc động cơ

Điều khiển tốc độ động cơ 1 chiều

Thông thường, tốc độ quay của một động cơ điện một chiều tỷ lệ với điện áp đặt vào nó, và ngẫu lực quay tỷ lệ với dòng điện. Điều khiển tốc độ của động cơ có thể bằng cách điều khiển các điểm chia điện áp của bình ắc quy, điều khiển bộ cấp nguồn thay đổi được, dùng điện trở hoặc mạch điện tử… Chiều quay của động cơ có thể thay đổi được bằng cách thay đồi chiều nối dây của phần kích từ, hoặc phần ứng, nhưng không thể được nếu thay đổi cả hai. Thông thường sẽ được thực hiện bằng các bộ công tắc tơ đặc biệt (Công tắc tơ đổi chiều).
động  cơ điện 1 chiều
Một số mẫu mã động cơ điện 1 chiều dolin Đài Loan
motor-dc-1-2hp-d14-mat-bich
Điện áp tác dụng có thể thay đổi bằng cách xen vào mạch một điện trở nối tiếp hoặc sử dụng một thiết bị điện tử điều khiển kiểu chuyển mạch lắp bằng Thyristor, transistor hoặc loại cổ điển hơn nữa bằng các đèn chỉnh lưu hồ quang Thủy ngân. Trong một mạch điện gọi là mạch băm điện áp, điện áp trung bình đặt vào động cơ thay đổi bằng cách chuyển mạch nguồn cung cấp thật nhanh. Khi tỷ lệ thời gian “on” trên thời gian “off” thay đổi sẽ làm thay đổi điện áp trung bình. Tỷ lệ phần trăm thời gian “on” trong một chu kỳ chuyển mạch nhân với điện áp cấp nguồn sẽ cho điện áp trung bình đặt vào động cơ. Như vậy với điện áp nguồn cung cấp là 100V, và tỷ lệ thời gian ON là 25% thì điện áp trung bình là 25V. Trong thời gian “Off”, điện áp cảm ứng của phần ứng sẽ làm cho dòng điện không bị gián đoạn, qua một đi ốt gọi là đi ốt phi hồi, nối song song với động cơ. Tại thời điểm này, dòng điện của mạch cung cấp sẽ bằng không trong khi dòng điện qua động cơ vẫn khác không và dòng trung bình của động cơ vẫn luôn lớn hơn dòng điện trong mạch cung cấp, trừ khi tỷ lệ thời gian “on” đạt đến 100%. Ở tỷ lệ 100% “on” này, dòng qua động cơ và dòng cung cấp bằng nhau. Mạch đóng cắt tức thời này ít bị tổn hao năng lượng hơn mạch dùng điện trở. Phương pháp này gọi là phương pháp điều khiển kiểu điều biến độ rộng xung (pulse width modulation, or PWM), và thường được điều khiển bằng vi xử lý.
Đôi khi người ta còn sử dụng mạch lọc đầu ra để làm bằng phẳng điện áp đầu ra và giảm bớt tạp nhiễu của động cơ.
Vì động cơ điện một chiều kiểu nối tiếp có thể đạt tới mô men quay cực đại từ khi vận tốc còn nhỏ, nó thường được sử dụng để kéo, chẳng hạn đầu máy xe lửa hay tàu điện. Một ứng dụng khác nữa là để khởi động các loại động cơ xăng hay động cơ điezen loại nhỏ. 
Tuy nhiên nó không bao giờ dùng trong các ứng dụng mà hệ thống truyền động có thể dừng (hay hỏng), như băng truyền. Khi động cơ tăng tốc, dòng điện phần ứng giảm (do đó cả trường điện cũng giảm). Sự giảm trường điện này làm cho động cơ tăng tốc cho tới khi tự phá hủy chính nó. Đây cũng là một vấn đề với động cơ xe lửa trong trường hợp mất liên kết, vì nó có thể đạt tốc độ cao hơn so với chế độ làm việc định mức. Điều này không chỉ gây ra sự cố cho động cơ và hộp số, mà còn phá hủy nghiêm trọng đường ray và bề mặt bánh xe vì chúng bị đốt nóng và làm lạnh quá nhanh. Việc giảm từ trường trong bộ điều khiển điện tử được ứng dụng để tăng tốc độ tối đa của các phương tiện vận tải chạy bằng điện. Dạng đơn giản nhất là dùng một bộ đóng cắt và điện trở làm yếu từ trường, một bộ điều khiển điện tử sẽ giám sát dòng điện của động cơ và sẽ chuyển mạch, đưa các điện trở suy giảm từ vào mạch khi dòng điện của động cơ giảm thấp hơn giá trị đặt trước. Khi điện trở được đưa vào mạch, nó sẽ làm tăng tốc động cơ, vượt lên trên tốc độ thông thường ở điện áp định mức. Khi dòng điện tăng bộ điều khiển sẽ tách điện trở ra, và động cơ sẽ trở về mức ngẫu lực ứng với tốc độ thấp. Một phương pháp khác thường được dùng để điều khiển tốc độ động cơ một chiều là phương pháp điều khiển theo kiểu Ward-Leonard. Đây là phương pháp điều khiển động cơ một chiều (thường là loại kích thích song song hay hỗn hợp) bằng cách sử dụng nguồn điện xoay chiều, mặc dù nó không được tiện lợi như những sơ đồ điều khiển một chiều. 
Nguồn điện xoay chiều được dùng để quay một động cơ điện xoay chiều, thường là một động cơ cảm ứng, và động cơ này sẽ kéo một máy phát điện một chiều. Điện áp ra của phần ứng máy phát một chiều này được đưa thẳng đến phần ứng của động cơ điện một chiều cần điều khiển. Cuộn dây kích từ song song của cả máy phát điện và động cơ điện một chiều sẽ được kích thích độc lập qua các biến trở kích từ. Có thể điều khiển tốc độ động cơ rất tốt từ tốc độ = 0 đến tốc độ cao nhất với ngẫu lực phù hợp bằng cách thay đổi dòng điện kích thích của máy phát và động cơ điện một chiều. Phương pháp điều khiển này đã được xem là chuẩn mực cho đến khi nó bị thay thế bằng hệ thống mạch rắn sử dụng Thyristor. Nó đã tìm được chỗ đứng ở hầu hết những nơi cần điều khiển tốc độ thật tốt, từ các hệ thống thang nâng hạ người trong các hầm mỏ, cho đến những máy công nghiệm cà các cần trục điện. Nhược điểm chủ yếu của nó là phải cần đến ba máy điện cho một sơ đồ (có thể lên đến 5 trong các ứng dụng rất lớn vì các máy DC có thể được nhân đôi lên và điều khiển bằng các biến trở chỉnh đồng thời). Trong rất nhiều ứng dụng, hợp bộ động cơ – máy phát điện thường được duy trì chạy không tải, để tránh mất thời gian khởi động lại.
Mặc dù các hệ thống điều khiển điện tử sử dụng Thy ris tor đã thay thế hầu hết các hệ thống Ward Leonard cỡ nhỏ và trung bình, nhưng một số hệ thống lớn (cỡ vài trăm mã lực) vẫn còn đắc dụng. Dòng điện kích từ nhỏ hơn nhiều so với dòng điện phần ứng, cho phép các Thyristor cỡ trung bình có thể điều khiển một động cơ lớn hơn rất nhiều, so với điều khiển trực tiếp. Thí dụ, trong một ứng dụng, một bộ Thy ris tor 300 am pe có thể điều khiển một máy phát điện. Dòng điện ngõ ra của máy phát này có thể lên đến 15.000 am pe, với cùng dòng này, nếu điều khiển trực tiếp bằng thy ris tor thì có thể rất khó khăn và giá thành cao. 

0 nhận xét: